Hoa xuyến chi hay còn có nhiều tên gọi dân dã khác là: cúc vệ đường, hoa đường tàu… Là loại hoa đồng nội thường mọc ở vệ đường hoặc bất cứ đâu. Hoa màu trắng có năm hoặc sáu cánh, nhụy vàng. Đầu nhụy là các múi gai có hạt, dễ dàng phân tán theo gió hoặc bám vào bất cứ vật nào di chuyển ngang qua.
Ý nghĩa của hoa xuyến chi
Cái tên hoa xuyến chi hay ý nghĩa của nó được bắt nguồn từ một câu chuyện cổ tích trong dân gian. Chuyện kể rằng, ngày xửa ngày xưa có một người con gái. Nàng có giọng hát du dương đủ làm cho các chàng trai say mê nhưng có một điểm là nàng không hề xinh đẹp.
Nàng có một cuộc sống cô đơn buồn tẻ vì không ai qua tâm và dành tình yêu thương đến nàng. Cho đến một ngày, có một người khách qua đường đã đem lòng yêu tiếng hát của nàng. Người ấy đến bên nàng, quan tâm nàng, trò chuyện cùng nàng. Nhưng không một lần nào người khách đối diện với khuôn mặt ấy. Nhưng cô gái không hề nhận ra được điều này. Mà nàng chỉ cảm nhận được sự quan tâm, hạnh phúc khi lần đầu có người quan tâm mình.
Và cuối cùng, điều gì đến thì cũng phải đến. Người khách kia đã bỏ đi mà không một lời từ biệt. Để nàng ngay đêm thương nhớ với hy vọng rằng một ngày nào đó, người khách lạ kia sẽ lại quay lại. Nhưng thời gian cứ thế trôi qua, sự chờ đợi khiến nàng mỏi mòn. Nơi mà nàng ngã xuống đã mọc lên một loài hoa đẹp, nhỏ nhắn xinh đẹp và nó được gọi là hoa xuyến chi. Một loài hoa dại chốn đồng quê.
Tác dụng chữa bệnh của hoa xuyến chi
Trong đông y, hoa xuyến chi được gọi là đơn kim thảo. Loại hoa này có vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, hoạt huyết, tan máu tụ. Được dùng trong việc chữa một số căn bệnh sau:
Rắn cắn, mề đay, mẩn ngứa, trĩ
10g lá đơn kim thảo rửa sạch, giã nát đắp vào chỗ đau hoặc vết thương.
Viêm họng, viêm thanh quản
Lấy lá và hoa xuyến chi, kim ngân hoa, sài đất, lá húng chanh, cam thảo đất, mỗi thứ 10-15 g. Sắc với 700ml nước lấy 300ml. Chia 2 lần uống trong ngày.
Viêm gan virus
20g lá và hoa xuyến chi, 2g diệp hạ châu, 15g cam thảo đất, 15g bồ bồ, 12g hạt dành dành. Sắc uống ngày một thang.
Chấn thương phần mềm, tụ máu đau nhức
Lá và hoa xuyến chi, lá cây đại. 2 loại thảo dược lấy cùng một lượng bằng nhau. Giã nát, băng đắp vào chỗ đau, thực hiện ngày 1-3 lần. Khi máu tụ tan, hết đau nhức thì ngừng đắp thuốc.
Đau răng, sâu răng
Lấy lá và hoa xuyến chi giã nát với một ít muối trắng. Viên thành viên nhỏ, nhét vào chỗ đau răng hoặc sâu răng
Trẻ sốt cao
20g lá và hoa xuyến chi, 20g sài đất, giã nát vắt lấy nước cho trẻ uống ngày 2-3 lần. Còn bã thuốc đắp lòng bàn chân cho trẻ.
Ngoài ra, hoa xuyến chi cũng thường dùng để nấu nước tắm. Rồi lấy bã xát kỹ để trị mẩn ngứa. Thường chỉ dùng 1–2 lần thấy kết quả.