Hoa mộc hay còn gọi tên khác mộc hương là loài thực vật bản địa của châu Á. Hoa mộc có rất nhiều tác dụng, trồng làm cảnh, có thể dùng để ướp trà uống, và tác dụng làm thuốc trong đông y.
Những điều cần biết về loài hoa này
- 1 Đặc điểm cây hoa mộc
- 2 Đặc tính cây hoa mộc
Đặc điểm cây hoa mộc
Tên thường gọi: Hoa mộc hay cây mộc, mộc tê, quế hoa, hoa quế.
Tên khoa học: Osmanthus fragrans.
Nguồn gốc xuất xứ: loài thực vật bản địa của châu Á, từ đông Himalaya đến Hoa Nam (Quý Châu, Tứ Xuyên, Vân Nam), Đài Loan, nam Nhật Bản.
Thân: là cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, thường xanh, có thể cao 3–12 m.
Lá dài 7–15 cm và rộng 2,6–5 cm.
Hoa có thể có các màu bao gồm màu trắng, vàng nhạt, vàng hoặc vàng cam, dài khoảng 1 cm, mùi thơm mạnh. Ở Việt Nam thường gặp hoa màu trắng.
Quả màu tím đen, dài 10–15 mm, chín vào mùa xuân, khoảng sáu tháng sau khi hoa nở.
Cây hoa mộc là loại có dáng đẹp, hoa thơm có mùi hương quyến rũ. Nó được xem là loài hoa thanh lịch nên người ta thường trồng ở các vườn cảnh, trang trí nơi sân vườn, đặc biệt trong các đền chùa danh thắng cũng đều trồng.
Đặc tính cây hoa mộc
Hoa ra rải rác quanh năm, nhưng chủ yếu là mùa thu, hoa mọc thành chùm ở kẽ lá gần ngọn, có màu vàng thơm, đài có bốn răng, tràng có bốn cánh dày hơi liền nhau tại gốc, có hai nhị đối nhau, bầu có hai lá noãn cũng dính nhau phía gốc hoa.
Cây hoa mộc được trồng làm cảnh tại châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và nhiều nơi khác trên thế giới, do hoa có mùi thơm giống mùi đào chín hoặc mơ chín.
Tại Việt Nam, loài hoa này mọc hoang ở Ninh Bình (Vườn quốc gia Cúc Phương), Kon Tum và được trồng ở nhiều nơi.
Hoa mộc dùng để ướp trà, một số bộ phận khác của cây cũng được dùng làm các vị thuốc trong đông y.