Hoa cỏ nổ, trái nổ hay còn gọi là quả nổ, Sâm đất, Sâm tanh tách, tam tiêu thảo, tiêu khát thảo, Tử lị hoa. Sở dĩ người ta gọi là quả nổ vì quả của nó khi chín có màu đen sẽ phát nổ. Đặc biệt là khi cho vào nước, nó sẽ phát ra tiếng nổ lép bép rất vui tai.
Những điều cần biết về loài hoa này
- 1 Đặc điểm hình thái của cây cỏ nổ
- 2 Công dụng của hoa cỏ nổ
Đặc điểm hình thái của cây cỏ nổ
Cây cỏ nổ thân cao từ 50 cm, vuông, có lông, phù ở trên mắt, phiến lá bầu dục, mặt trên có lông thưa, bìa có rìa lông cứng. Đây là loài cây thân thảo đa niên, lá hình mũi mác dẹt, nhọn đầu, dài 15–20 cm và rộn đến 2 cm. Hoa dạng hình chuông, màu tím,có năm cánh, rộng 7–8 cm. Tiểu nhụy 4, trắng, nhị trường, không thò, chỉ dính dài vào ống, nuốm đẹp. Quả nang dài đến 3 cm, nâu đen, nổ mạnh khi tẩm nước, hột tròn dẹp.
Công dụng của hoa cỏ nổ
Lá cây cỏ nổ có vị hơi đắng, cay; tính lạnh, có ít độc (gây nôn nếu dùng liều cao). Rễ có vị ngọt, cay, tính mát.
- Rễ cây cỏ nổ giúp hạ nhiệt, phát hãn, trị tiểu ít, bón, làm xổ, làm mửa.
- Quả nổ chữa tiểu đường type 1.
- Chữa tiểu đường type 2, không phụ thuộc insulin: 75g cây tươi 75 g, hoặc 25g khô sắc uống/ngày.
- Rễ cỏ nổ: Chữa đau răng; đau bụng; cảm mạo; bệnh gan; cao huyết áp; tiểu đường; nhiễm trùng đường tiểu.
- Rễ cây tán bột, uống chữa viêm loét dạ dày, tá tràng.
- Vùng Nam bộ thường dùng rễ cỏ nổ nấu nước uống làm thuốc bổ. Nên có tên gọi là Sâm tanh tách
- Đăk Lăk dùng rễ cây cỏ nổ chữa sỏi thận và sỏi bàng quang.
- Hạt quả nổ khi ngâm nước sẽ tạo ra một thứ keo như thạch có thể dùng đắp mụn nhọt.
- Chữa cao huyết áp: 12 hoa tươi hoặc khô sắc uống.
- Viêm nhiễm đường tiết niệu, thận: 75 – 112 g cây tươi sắc lấy nước để riêng. Tán bột thêm 20g khô. Dùng nước thuốc sắc để uống thuốc bột, vào buổi sáng lúc mới ngủ dậy.