Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Cây mồng tơi thuộc loại thân gì? Hoa mồng tơi ăn được không

Cây mồng tơi thuộc loại thân gì? Hoa mồng tơi ăn được không

Mồng tơi là loài cây rất phổ biến đối với mỗi chúng ta, đặc biệt là các bà mẹ nội trợ. Cây vừa có công dụng làm thực phẩm trong bữa cơm vừa có tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Bài viết hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về loài cây này.

Những điều cần biết về loài hoa này

  • 1 Thông tin về cây mồng tơi
    • 1.1 Đặc điểm của cây mồng tơi
    • 1.2 Công dụng của cây mùng tơi

Thông tin về cây mồng tơi

Tên thường gọi: Mồng tơi hay mùng tơi, lạc quỳ.

Tên khoa học: Basella alba L.

Tên tiếng anh: Red vine spinach, Creeping spinach, Climbing spinach, Indian spinach, Asian Spinach.

Nguồn gốc: ở các nước Nam Á, lan tỏa và mọc hoang ở nhiều nước Châu Á nhiệt đới và được trồng ở Châu Á, Châu Phi, Nam Mỹ và còn phát triển đến vùng ôn đới thuộc Châu Á và Châu Âu.

Phân bố: phổ biến ở Châu Phi, quần đảo Ăngti, Braxin và Châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam). Ở Việt Nam, cây mọc hoang và được trồng khắp nơi.

Cây mồng tơi

Cây mồng tơi

Đặc điểm của cây mồng tơi

Đây là loại dây leo quấn, mập và nhớt, sống hàng năm hay hai năm. Lá dày hình tim, mọc xen, đơn, nguyên, có cuống.

  • Thân: Dạng dây leo mập và nhớt, thân nhẳn bóng có màu xanh hay tím. Cây mồng tơi mọc nhanh, dây có thể dài đến 10 m.
  • Rể: Rể chùm mọc sâu trong đất, thích hợp trên đất tơi xốp.
  • Lá: Lá dày hình tim hoặc hình trứng, mọc xen, đơn, nguyên, có cuống, màu xanh, mọng nước.
  • Hoa: Cụm hoa hình bông mọc ở kẽ lá, màu trắng hay tím đỏ nhạt.
  • Quả: Quả mọng, nhỏ, hình cầu hoặc trứng, dài khoảng 5–6 mm, màu xanh, khi chín chuyển màu tím đen.
Hoa mồng tơi

Hoa mồng tơi

Công dụng của cây mùng tơi

Lá và ngọn non của mồng tơi thường được dùng để nấu canh ăn rất mát. Nước ép từ quả dùng trị đau mắt.

Ở một số nước Châu Phi và Nam Á quả chín của cây mồng tơi đã được sử dụng để nhuộm, nước ép quả màu đỏ có thể được sử dụng như mực in, mỹ phẩm và chất màu thực phẩm.

Ngoài ra, mồng tơi còn là nguyên liệu chữa một số bệnh như:

  • Thanh nhiệt giải độc:Có nhiều cách từ đơn giản đến phức tạp. Ta đã có những cách thông dụng như canh rau mồng tơi, hoặc kèm rau đay, mướp, cua, tôm… ăn với cà pháo muối giòn thì ngon tuyệt, lại mát ruột ngon miệng, ăn được nhiều cơm mặc cho trời nóng bức…
  • Chữa đầy bụng:Rau mồng tơi 50g, rau đay 50g, khoai sọ 1 củ (bóc vỏ thái nhỏ) nấu canh ăn vài ba ngày. Hoặc dùng 4 loại rau sau đây với lượng bằng nhau nấu canh: mồng tơi, đay, rau khoai, rau má.
  • Chữa khí hư, suy nhược:Gà ác 1 con, lá mồng tơi 1 nắm, đậu đen 1 nắm, ninh nhừ ăn nóng cả nước và cái. Tuần ăn 1-2 lần cách nhau 3-6 ngày. Khi thấy có kết quả cho thêm một nắm đậu nành, 2 nắm lạc. Món này giúp chị em bồi dưỡng sau đẻ và làm cho da hồng hào, tóc đen mượt. Người bị đau dạ dày, ợ chua ăn món này cũng tốt.

Các loại hoa đẹp khác

  • Hoa Mẫu Tử biểu tượng tình yêu của cha mẹHoa Mẫu Tử biểu tượng tình yêu của cha mẹ
  • Hoa chuối mỏ két trồng ở đâu? Ý nghĩa là gì?Hoa chuối mỏ két trồng ở đâu? Ý nghĩa là gì?
  • Hoa Mẫu Đơn trắng xanh có thơm không? Nở vào mùa nào? ý nghĩaHoa Mẫu Đơn trắng xanh có thơm không? Nở vào mùa nào? ý nghĩa
  • Hoa mắc cỡ, hoa xấu hổ, hoa trinh nữ là cây gì? Hình ảnh và ý nghĩaHoa mắc cỡ, hoa xấu hổ, hoa trinh nữ là cây gì? Hình ảnh và ý nghĩa
  • Cây Môn trường sinh có độc không? Có tác dụng gì?Cây Môn trường sinh có độc không? Có tác dụng gì?
  • Cây muồng trâu thường mọc ở đâu? Tác dụng và ý nghĩaCây muồng trâu thường mọc ở đâu? Tác dụng và ý nghĩa
  • Hoa mộc miên là hoa gì? Ý nghĩa của mộc miên, hoa gạoHoa mộc miên là hoa gì? Ý nghĩa của mộc miên, hoa gạo
  • Cây Hoa móng rồng có tác dụng gì? Sự tích hoa móng rồngCây Hoa móng rồng có tác dụng gì? Sự tích hoa móng rồng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *