Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Hoa vô ưu là gì? Ý nghĩa trong Phật Giáo của loài hoa này

Hoa vô ưu là gì? Ý nghĩa trong Phật Giáo của loài hoa này

Hoa vô ưu hay còn gọi là hoa sala nở quanh năm, mọc thành từng chùm ở khắp cành, thậm chí ở thân cây. Hoa vô ưu có bốn cánh màu vàng cam, đỏ dần trước khi héo rụng. Hoa mang ý nghĩa thiêng liêng đối với Phật giáo Nguyên thủy, gắn liền với những sự kiện quan trọng trong cuộc đời Đức phật Thích ca.

Ý nghĩa của hoa vô ưu

Hoa vô ưu có thể mọc cao lên đến 15m, nở hoa quanh năm, nhưng rực rỡ nhất là vào khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 5. Hoa có mùi thơm dịu, nhưng vào chiều tối, mùi thơm toả ra mạnh hơn rất nhiều. Quả vô ưu có màu xám, mùi hắc khó ngửi, bên trong chứa 4 đến 8 hạt, hình cầu.

hoa vô ưu

Vô ưu” có nghĩa là không muộn phiền, tự do, là loài hoa thiêng liêng đối với Phật giáo. Hoa mang tính “đạo” nhiều hơn ý nghĩa của các loài hoa khác. Nó mang cả hơi hướng của nhập thế và xuất thế. Lúc mới nở hoa mang màu vàng đặc trưng, một màu vàng đầy sức sống. Mang ý nghĩa lạc quan, sung túc, thịnh vượng.

cây hoa vô ưu

Hoa vô ưu có mùi rất thơm, hương tỏa ra thanh thoát. Hoa nở rộ tượng trưng cho Phật Pháp (Dharma), và Đức Phật cuối cùng đã chọn giữa bóng hai cây này để nằm nghỉ và đi vào Niết Bàn.

cây hoa vô ưu

Hoa vô ưu và Đức Phật Thích Ca

Nếu như trong Phật Giáo Đại Thừa, cây Bồ đề giữ vị trí hết sức quan trọng. Thì đối với Phật giáo phái Nam tông, hoa vô ưu lại mang ý nghĩa thiêng liêng.

hoa vô ưu

Vô ưu gắn liền với sự đản sinh của Đức Phật. Đáng chú ý, liên quan đến sự kiện Đức Phật đản sinh, một số sách Ấn Độ cũng đã nhầm lẫn giữa cây vô ưu (Saraca indica) và cây sala (Shorea robusta), kéo theo sự nhầm lẫn ở không ít các ngôn ngữ được dịch khác.

vô ưu

Cụ thể, ở Việt Nam có văn bản thì nói Đức Phật đản sinh dưới gốc cây vô ưu (hoa vàng đỏ), có văn bản lại nói Đức Phật đản sinh dưới gốc cây sala (hoa trắng). Tuy nhiên, bức tượng cổ trong đền thờ hoàng hậu MaDa tại thánh tích Lumbini minh họa cảnh Đức Phật đản sinh, đã cho thấy hình ảnh cành cây vô ưu với lá thon dài (mọc đối), mà người Nepal gọi là Sita Ashok (Saraca asoca).

Trước kia, hoa vô ưu thường được trồng trong các sân chùa Nam tông ở Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào và một số chùa Khmer Nam bộ của Việt Nam. Ngày nay, trong các ngôi chùa Mật tông cũng trồng loại cây này.

hoa vô ưu

Chùm hoa vô ưu nhìn giống với rắn thần (naga), mỗi bông là đầu và miệng phùng mang che phần nhụy chính giữa có hình một lingam của thần Shiva và nhiều shivalingam nhỏ bao quanh, nên được gọi là Nagalingam hay “hoa Shivalingam”. Cũng vì hình tượng này, mà nhìn chùm hoa, ta dễ liên tưởng đến con rắn hổ mang chín đầu, mùng mang để bảo vệ Đức Phật trong lúc ngài nhập định liên tục trong 49 ngày, dưới cội cây bồ đề.

cây vô ưu

Trong kinh Đại Bát Niết Bàn có kể rằng, trên đoạn đường cuối cùng trong chuyến vân du về Câu Thi Na (Kushinagara) cùng với A Nan Đa, vị thị giả của mình, Đức Phật bảo: “Này A Nan Đa, ta cảm thấy mệt mỏi quá và muốn nằm nghỉ, hãy trải tấm tọa cụ ra giữa hai cây sala, đầu hướng về phương Bắc”. Khi Ngài vừa nằm xuống, bỗng hai cây sala nở hoa rực rỡ, thơm ngát, mặc dù lúc đó không phải là mùa ra hoa, như để tiễn đưa đấng Đạo Sư về cõi niết bàn, về với cảnh giới chân như muôn thuở…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *