Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Cây bạch hạc là cây gì? Thường mọc ở đâu?

Cây bạch hạc là cây gì? Thường mọc ở đâu?

Cây bạch hạc hay cây kiến cò có tên khoa học là Rhinacanthus nasutus (Linn.) Kurz. Đây là một cây thuốc chữa được nhiều bệnh lý. Cùng tìm hiểu đặc điểm, tác dụng trị bệnh của cây là gì nhé!

Đặc điểm của cây bạch hạc

Cây bạch hạc còn được gọi là cây kiến cò, cây lác, nam uy linh tiên.

  • Tên khoa học: Rhinacanthus nasuta (L.) Kurz Uusticia nasuta L., Rhinacanthus communis Nees, Dianthera paniculata Lour.
  • Thuộc họ ô rô Acanthaceae.
  • Tên tiếng anh: Jasmine Snake, Dainty
  • Phân bố ở nhiều tỉnh miền Bắc Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia. Cây mọc hoang có khi được trồng làm cảnh.

cây bạch hạc

Đặc điểm cây:

  • Cây cao khoảng 1,5m, thân thẳng đứng, có nhiều cành.
  • Lá dài khoảng 2 – 9 cm, rộng 1 – 3 cm, mọc có cuống. Phiến lá hình trứng thuôn dài. Phí cuống tù, đầu nhọn. Mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông mịn.
  • Hoa nhỏ, có màu trắng hơi điểm hồng. Kết chùm tụ tán nhỏ, hoa có cuống, ở đầu cành hoặc đầu thân.
  • Hạt dạng nag, có 4 hạt, có khi chỉ 2 hạt. Hạt hình trứng hai mặt lồi.
  • Rễ tươi mới đào bẻ đôi để một lúc lâu sẽ có màu đỏ. Lớp vỏ ngoài dễ bong, có mùi hắc nhẹ, vị ngọt như sắn rừng. Rễ cây bạch hạc thường dùng để làm thuốc.

Thành phần hóa học

Theo nghiên cứu khoa học, rễ cây có chứa 1,87% chất gần giống với axit trangulic và axit cryzophanic. Được coi là hoạt chất của cây và gọi là rinacantin (theo Pharm. Zeitcho. fur Russl.). Rinacantin là một chất màu đỏ anh đào, không mùi, không vị, tan trong dung dịch kiềm và cồn. Đun sôi với axit clohydric không cho glucoza.

cây bạch hạc

Công dụng của cây bạch hạc

Theo y học cổ truyền, cây bạch hạc có vị ngọt dịu, tính bình có công dụng sát trùng, chống ngứa và trị phong thấp. Cây được sử dụng để:

  • Chữa bệnh hắc lào, lang ben, chốc lở, mụn rộp, eczema mãn tính.
  • Trị đau thần kinh tọa do lạnh
  • Chữa đau nhức khớp do phong hàn thấp

Cách dùng cây bạch hạc chữa bệnh

Chữa hắc lào, lang ben, eczema

Bài thuốc 1:  Lấy rễ tươi hoặc khô giã nhỏ, ngâm với rượu hoặc dấm. Sau 7 – 10 ngày là sử dụng được. Rửa sạch vết hắc lào rồi bôi thuốc này lên.

Bài thuốc 2: Dùng 50g rễ cây kiến cò, thái nhỏ, giã nát. Ngâm rễ cây đã giã nát với 100ml etylics 70 độ trong khoảng 7 – 14 ngày. Lọc qua vải xô, dùng dịch thuốc bôi vào vùng da bị bệnh 2 lần/ngày đến khi khỏi thì dừng lại.

cây bạch hạc

Trị đau thần kinh tọa do lạnh

Vị thuốc: 8g rễ bạch hạc, 8g quế chi, 8g trần bì, 8g ngải cứu, 12g rễ lá lốt, 12g rễ cây cỏ xước, 12g ráy sơn thục và 16g cẩu tích.

Cách sử dụng: Đem tất cả các vị thuốc trên sắc uống. Mỗi ngày 1 thang. Uống 10 – 15 thang sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện.

Bài thuốc này sẽ giúp khu phong tán hàn, giảm đau, hành khí hoạt huyết.

Chữa đau nhức khớp do phong hàn thấp

Dấu hiệu của bệnh là đau mỏi các khớp. Đau tăng khi thời tiết thay đổi mưa, lạnh, ẩm thấp.

Vị thuốc: 12g rễ cây bạch hạc, ý dĩ 12g, tỳ giải 12g, thổ phục linh 16g, hy thiêm 16g, ké đầu ngựa 16g, kim ngân hoa 16g, bạch chỉ 8g, quế chi 8g và 12g cam thảo nam.

Cách sử dụng: Mỗi ngày sắc uống 1 thang. Uống 10 – 20 triệu chứng đau nhức khớp thuyên giảm rõ rệt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *