Cây bạch đầu ông hay bạch đầu thảo được biết đến là vị thuốc có tác dụng chữa trị được nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, cách sử dụng, những điều cần chú ý khi sử dụng loại cây này là gì?
Những điều cần biết về loài hoa này
Thông tin về cây bạch đầu ông
- Tên khoa học: Anemone Pulsatilla.
- Thường gọi: Cây bạch đầu ông, phấn nhũ thảo, bạch đầu thảo, phấn thảo, nại hà thảo.
- Tên tiếng anh: Anemone, Pasqueflower, Wild Crocus, Pulsatilla, Wood Anemone, Windflower, Prairie Smoke, Hartshorn Plant, Twinflower.
- Tên hoạt chất: Cây bạch đầu ông.
Đặc điểm và phân bố của cây bạch đầu ông
Đặc điểm
- Là cây sinh trưởng và phát triển lâu năm, có rễ hình trụ và phần thân ở dưới đất phình to.
- Thân cây phủ lớp lông trắng mềm.
- Lá mọc từ phân thân dưới, có 3 khía và 1 cuống dài, mép lá răng cưa.
- Hoa nở vào đầu mùa xuân, nở trước lá, mọc ở đầu cành. Hoa màu tím có 6 cành, mặt ngoài cánh hoa có lông trắng.
- Quả bạch đầu ông nhỏ, mọc thành chùm. Quả có những sợi màu bạc mọc ra ở phần đầu, dưới ánh nắng mặc trời nhìn giống như đầu tóc bạc.
Phân bố
Chủ yếu ở những đồi núi, ruộng đồng hoang. Hiện nay, cây bạch đầu ông được trồng xen ở các công viên, hoặc trồng làm cảnh.
Tác dụng của cây bạch đầu ông
Bạch đầu ông là cây thuốc thường dùng để:
- Giảm đau do bị viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn, đau bụng kinh, đau buồng trứng.
- Chữa trị mất ngủ, đau đầu do stress, đau nửa đầu.
- Trị mất ngủ, đau thần kinh, đau thắt lưng
- Chữa hen suyễn, các bệnh lý về phổi.
- Điều trị rối loạn tiêu hóa, rối loạn tiết niệu.
- Hỗ trợ điều trị chứng tăng động.
- Trị mụn nhọt, viêm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn.
Lưu ý: Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng của cây bạch đầu ông. Chỉ có một số nghiễn cứu đã chứng minh, nó có tác dụng giảm đau, hạ sốt, diệt khuẩn, giảm co thắt và an thần. Vì thế, trước khi sử dụng cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ.
Cách sử dụng cây bạch đầu ông chữa bệnh
Cách dùng
Cây bạch đầu ông có thể được sử dụng dưới dạng:
- Cây khô pha với nước sôi
- Điều chế dưới dạng thuốc viên hoặc cồn thuốc.
Dạng cây khô: Lấy 1/2 thìa cà phê cây bạch đầu ông vào khoảng 250ml nước sôi. Hãm trong khoảng 10 – 15 phút là có thể dùng được. Mỗi ngày uống 3 lần.
Dạng cồn thuốc: 1 – 2ml mỗi lần và 3 lần/ngày.
Liều dùng của mỗi bệnh nhân sẽ dựa vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe, loại bệnh mắc phải nên sẽ khác nhau. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có liều dùng phù hợp, đẩy lùi bệnh nhanh chóng.
Tác dụng phụ của cây bạch đầu ông
- Dùng tươi có thể khiến cổ họng, miệng, đường tiết niệu, da, đường tiêu hóa bị kích ứng, gây phản ứng dị ứng, phát ban, đỏ da, viêm da.
- Hiện chưa có bằng chứng về tác dụng phụ khi sử dụng cây bạch đầu ông khô.
Cần chú ý gì khi sử dụng cây bạch đầu ông?
- Tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ, thầy thuốc trước khi sử dụng, ngăn ngừa những nguy cơ có thể xảy ra. Nhất là phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Cây bạch đầu ông có thể tác động làm thay đổi khả năng hoạt động, tác dụng của loại thuốc khác mà người bệnh đang sử dụng hoặc làm tăng tác dụng phụ của thuốc.
- Khi sử dụng cây bạch đầu ông có vấn dề sức khỏe nào xảy ra cần phải báo ngay với bác sĩ.
No Comment